Đón Nội Bài về Nguyễn Hữu Huân Hoàn Kiếm:250k/4 chỗ
05/03/2018
Phố Nguyễn Hữu Huân nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, tp Hà Nội. Phố dài gần 450m, đường một chiều, đi từ bùng binh gầm cầu Chương Dương, nơi giáp các phố Lương Ngọc Quyến và Trần Nhật Duật, rồi cắt ngang các phố Hàng Mắm, Hàng Thùng và kết thúc ở đầu phố Lý Thái Tổ[1]. Xe bus chạy qua đây theo chiều bắc-nam có tuyến 04, 08, 11, 14, 18, 23, 36, 40 (trên phố Nguyễn Hữu Huân), theo chiều nam-bắc có tuyến 04, 08, 11, 14, 18, 23, 31, 34, 36, 40 (trên phố Hàng Tre, Hàng Muối).
Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn: Trừng Thanh, Mộc Sà, Mỹ Lộc, Sơ Trang (tổng Tả Túc), Ưu Nhất, Trung Nghĩa, Đông An (tổng Hữu Túc) đều thuộc huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ 19 tổng Tả Túc đổi thành tổng Phúc Lâm. Thôn Trừng Thanh – Mộc Sà thành Thanh Yên. Thôn Sơ Trang hợp với Tả Lâu thành thôn Trang Lâu. Còn tổng Hậu Túc đổi là tổng Đông Thọ. Hai thôn Ưu Nhất và Trung Nghĩa hợp thành thôn Ưu Nghĩa.
Taxi Nội Bài về Nguyễn Hữu Huân Hoàn Kiếm : 0942633486
Di tích hiện nay còn đình Ưu Nghĩa ở nhà số 2A, thờ tiến sĩ Nguyễn Trung Ngạn. Đình Đông An ở nhà số 94, mới dỡ bỏ chừng hai mươi năm trở lại đây, thờ Uy Linh Lang Đại vương. Đình Thanh Yên ở nhà số 11A ngõ Nguyễn Hữu Huân thờ hai vị tiến sĩ họ Nguyễn và họ Vũ. Đình Trang Lâu ở nhà số 77, thờ hai thần Cao Sơn và Quý Minh. Cạnh đình này là đền Trang Lâu, thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Phố Nguyễn Hữu Huân hiện nay có vỉa hè rộng, cây cao bóng mát, lại có nhiều tuyến xe bus chạy qua. Ít ai biết xưa kia nơi đây là bờ sông, con đê chắn sóng nằm ngay trên lòng đường bây giờ, vì thế lúc đầu thời Pháp thuộc, phố này từng mang tên “Rue de la Digue” (phố Đê). Về sau sông Hồng đổi dòng về phía đông đến vài trăm bước, nhường đất cho cả một khu nhà cửa khang trang mọc lên; người Pháp đặt tên là “Rue du Maréchal Pétain”(phố Thống chế Pétain[2]), cũng gọi là phố Bắc Ninh, dân ta quen gọi là phố Bè Thượng. Năm 1947 phố được đổi tên thành Phan Thanh Giản, rồi năm 1964 thành Nguyễn Hữu Huân.
Taxi Nội Bài về Nguyễn Hữu Huân Hoàn Kiếm : 0942633486
Trước kia ở đầu phố từng có một quảng trường với cây cột đồng hồ công cộng khá to, cho nên dân quen gọi là “Bãi Cột Đồng Hồ”. Sau khi xây cầu Chương Dương, cây cột này đã được chuyển lên đầu cầu. Nhân dịp Đại lễ Nghìn năm Thăng Long, đây cũng trở thành nơi đánh dấu mốc bằng hình đôi rồng lớn trên tường của “Con Đường Gốm Sứ” Trần Nhật Duật – Yên Phụ.
Ngay từ đầu TK 20, trên phố đã mở những xưởng nghề mộc và cửa hàng bán đồ gỗ với tên hiệu bao gồm chữ Lâm (nghĩa là rừng) như Quảng Lâm, Quản Nam Lâm, Thành Lâm, Mỹ Lâm…. Có nhà làm hàng ngay trên vỉa hè, có nhà buôn gỗ súc để hàng đống gỗ tròn, có nhà chỉ buôn thành phẩm.
Lối vào ngõ Phất Lộc ở 34b Nguyễn Hữu Huân
Hai bên phố Nguyễn Hữu Huân có hai con ngõ nhỏ đặc trưng cho Hà Nội. Một là ngõ Phất Lộc âm u với đền Tiên Hạ nhỏ nhắn bên trong. Còn con ngõ Nguyễn Hữu Huân tại số nhà 55 thì vốn mang tên Bạch Thái Bưởi, một nhà tư sản yêu nước hồi đầu TK20 từng đóng trụ sở hãng tàu thuỷ của ông ở đây.
Số 60 phố Nguyễn Hữu Huân trong khoảng 1960-1990 từng là một căn nhà lụp xụp, ngoài cửa chính treo tấm mành cũ, hai bên cửa lùa đóng im ỉm, nơi nhiều văn nghệ sỹ thường lui tới. Đó là Café Lâm – một quán bình dân. Nghe nói ông chủ “Lâm Toét” có bán chịu cho những họa sĩ nghèo và thỉnh thoảng lại được họ mang trả bằng tranh, đủ loại bột màu, sơn dầu, giấy dó, lụa. Quán dần dần trở thành một nơi sưu tập những bức tranh giá trị của nhiều họa sĩ kỳ tài như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân….
Từ năm 1997-1998, chỉ còn lại một, hai xưởng chế biến đồ gỗ, còn mấy chục nhà kia buôn cất hàng đóng sẵn từ Hà Đông, Sơn Tây chở đến. Ngày nay, nếu muốn mua đồ gỗ thì khách hàng có thể đến các phố Đê La Thành, Giảng Võ, hoặc Quang Trung, Hàm Long. Phố Nguyễn Hữu Huân đã mất độc quyền đồ gỗ, nhưng kể đến xôi thì không thể không nhắc đến phố này. Bên trái dãy nhà cũ hai tầng trong tấm ảnh dưới có hàng Xôi Yến ở số 35b nổi tiếng là đông khách nhất khu vực.